"Kiểm soát" Bitcoin?

Hiểu cho đúng về nghĩa của từ "kiểm soát" trong ngữ cảnh Bitcoin

Sau sự kiện elon musk thao túng giá bitcoin, rất nhiều bạn mỉa mai phàn nàn: “mục tiêu của bitcoin là để không bị chính phủ kiểm soát, nhưng rốt cục lại bị cá nhân/mập kiểm soát, hố hố”.

Cần phải hiểu đúng nghĩa của từ “kiểm soát” trong ngữ cảnh này. “Kiểm soát” ở đây không phải là về “giá”, mà là về (1) phát hành và (2) lưu thông.

Phát hành (issue)

Giao thức bitcoin đã quy định rõ tổng cộng có 21 triệu bitcoin được phát hành theo một tần suất xác định. Dĩ nhiên, quy định do con người đặt ra thì con người cũng sửa đổi được. Vấn đề là cái “con người” ấy phải thuyết phục được “toàn bộ con người”. Bitcoin – với lịch sử hoạt động lâu nhất và lực lượng miner hùng hậu nhất – đang có tính decentralized rất cao. Đến bố của elon cũng không sửa giao thức được.

Lưu thông (circulation)

Bitcoin được chuyển đi / nhận về thông qua một cơ chế hết sức đặc biệt và có thể nói là tinh tuý của nó: đào. Một lần nữa decentralization phát huy tác dụng: không có chuyện toàn bộ thợ đào trên thế giới rủ nhau đi nghỉ hoặc cấu kết từ chối giao dịch. Ngoài mặt có thể đồng ý nghỉ nhưng ở nhà lén đào vì mấy thằng kia nghỉ hết thì mình đào mới thơm.

Dưới đây là abstract của bitcoin white paper, mỗi một chữ đều là lời vàng ngọc.

Bitcoin whitepaper abstract
A purely peer-to-peer version of electronic cash would allow online payments to be sent directly from one party to another without going through a financial institution. Digital signatures provide part of the solution, but the main benefits are lost if a trusted third party is still required to prevent double-spending. We propose a solution to the double-spending problem using a peer-to-peer network. The network timestamps transactions by hashing them into an ongoing chain of hash-based proof-of-work, forming a record that cannot be changed without redoing the proof-of-work. The longest chain not only serves as proof of the sequence of events witnessed, but proof that it came from the largest pool of CPU power. As long as a majority of CPU power is controlled by nodes that are not cooperating to attack the network, they’ll generate the longest chain and outpace attackers. The network itself requires minimal structure. Messages are broadcast on a best effort basis, and nodes can leave and rejoin the network at will, accepting the longest proof-of-work chain as proof of what happened while they were gone.

Tôi ngáo Bitcoin, ai cho tôi cũng lấy.